Số khung xe ô tô ở Việt Nam

Nếu ai đã từng đi đăng kí ô tô thì khái niệm số khung không còn xa lạ gì, ngày nay, các cơ quan quản lý phương tiện giao thông như công an hay cục đăng kiểm đều yêu cầu phải cung cấp số khung dưới hình thức cà trực tiếp trên khung xe. Hãy liên tưởng việc đi đăng ký xe như là khi bạn đi làm chứng minh nhân dân, việc lăn ngón trỏ trái và ngón trỏ phải để lấy dấu vân tay cũng cùng mục đích với việc cà số khung và số máy, nó cho phép các cơ quan chức năng xác minh tính duy nhất của chiếc xe của bạn.

Từ số khung đến số VIN

Đối với các hãng xe, việc sử dụng số khung để xác định danh tính của 1 chiếc xe không phải là 1 việc mới. Mỗi 1 chiếc xe hơi, ngay từ trong quy trình sản xuất đã được dập số serie trên khung xe. Ngoài ra, số khung còn được ghi trên tấm nhãn xe, hay còn gọi là etiket và thường được dán trên khung xe phía bên trái ghế tài. Tuy nhiên, mỗi hãng xe sử dụng 1 hệ thống đặt số khung riêng, điều này khiến cho việc quản lý tập trung xe cơ giới của các cơ quan chức năng gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là khi số lượng xe cơ giới tăng lên nhanh chóng và nhu cầu tiêu chuẩn hóa hệ thống trở nên cấp bách.

Năm 1981, cơ quan quản lý an toàn giao thông đường bộ Mỹ (NHTSA) ra quyết định chuẩn hóa định dạng số khung, tất cả các xe cơ giới muốn được cấp phép lưu thông tại Mỹ phải sử dụng hệ thống nhận dạng gồm 17 kí tự (chữ số hoặc chữ cái, không bao gồm 3 kí tự I, O và Q để tránh nhầm lẫn với số 1 và 0). Việc chuẩn hóa số khung không chỉ có tác dụng đối với các xe sản xuất tại Mỹ mà còn bắt buộc các nhà sản xuất xe phải thay đổi hệ thống đánh số khung nếu muốn nhập xe vào Mỹ. Với số lượng xe khổng lồ trên thị trường cũng như tầm ảnh hưởng của nền công nghiệp ô tô Mỹ trên toàn cầu, việc chuẩn hóa số khung đã dần được các hãng xe áp dụng, “số nhận dạnh của xe” hay còn gọi là số VIN (Vehicule Identification Number) ra đời từ đấy.

Đọc giả có thể tham khảo thêm chuẩn ISO sử dụng cho số VIN tại địa chỉ
https://en.wikipedia.org/wiki/Vehicle_identification_number

Đối với các xe sản xuất tại Việt Nam, số VIN bắt đầu bằng RL cho đến RR
Ví dụ : RL4 = TOYOTA VIETNAM
RLL = CHEVROLET VIETNAM
RN3 : NISSAN VIETNAM

Vị trí Etiket ở vòng tròn bên trái và số vin được dập trên khung ở vòng tròn bên phải
Số Vin trên Etiket của 1 chiếc Kia K3 lắp ráp trong nước
Etiket của 1 chiếc Subaru Forester nhập khẩu
Số VIN ở Việt Nam

Theo nghiên cứu của Thuxe.vn thì tại Việt Nam, cho đến trước năm 2008, không có quy luật chung nào được áp dụng cho việc đánh số khung. Điều đó có nghĩa là khái niệm số VIN chưa được sử dụng và hãng xe nào xài kiểu số khung của hãng đấy. Chỉ bắt đầu từ năm 2007, hệ thống đánh số gồm 17 kí tự mới dần được các hãng xe áp dụng cho xe sản xuất tại Việt Nam theo quyết định số 555/ĐKVN ban hành tháng 01/2007 của bộ giao thông vận tải : http://mt.gov.vn/vn/Pages/ChiTietVanBan.aspx?vID=23430&TypeVB=1

Cụ thể, 1 chiếc Toyota Vios đời đầu tiên sản xuất từ 2003 đến 2006 được dập số khung gồm 10 chữ số theo dạng NP295 + số serie. Còn 1 chiếc Daewoo Matiz thế hệ thứ nhất lại mang số khung gồm 13 chứ số VVA… + số serie . Chiếc Ford Escape thế hệ thứ nhất thì số khung gồm 17 chữ số, nhưng lại sử dụng 3 ký tự tên công ty (FLV – Ford Vietnam) để đặt tên cho số khung , và vân vân và vân vân ….

Tra cứu số khung trên Thuxe.vn

Tại thời điểm hiện tại, Thuxe.vn là trang web duy nhất tại Việt Nam cung cấp dịch vụ tra cứu số khung cho các dòng xe con sản xuất trong nước. Đọc giả có thể sử dụng dịch vụ tra cứu cơ bản cho xe con sản xuất từ năm 2008 trở về tại địa chỉ http://thuxe.vn/xe/tra-cuu-so-khung

Dịch vụ cơ bản chỉ trả về 4 thông số căn bản sau :

– Hãng xe
– Dòng xe
– Năm sản xuất
– Nước sản xuất

Xin vui lòng liện hệ với chúng tôi nếu đọc giả có nhu cầu cao hơn.

admin, 22/11/2016


Posted

in

by

Tags: