Sơ lược về chiều dài cơ sở xe

Trong quá trình thiết kế một mẫu xe mới, một trong những việc đầu tiên cần làm đó là xác định các kích thước cơ bản của mẫu xe. Trong đó, có thông số chiều dài cơ sở và chiều rộng cơ sở của xe, hai thông số này có thể xem là nền móng để các kỹ sư xây dựng hoàn thiện một bản thiết kế.

Định nghĩa chiều dài và chiều rộng cơ sở

Chiều dài cở sở của xe được xác định bằng khoảng cách giữa tâm bánh xe trục trước đến tâm của bánh xe ở trục sau (đối với xe có 2 trục, 4 bánh phổ thông). Tương tự, chiều rộng cơ sở là khoảng cách giữa tâm của 2 vệt bánh xe trên cùng một trục. Chiều rộng cơ sở trước/sau sẽ khác nhau đôi chút.

Kích thước cơ sở của xe đóng vai trò quan trọng, quyết định đến kích thước khoang hành khách, độ lớn bán kính quay vòng của xe và độ ổn định động học của xe. Tùy vào mục đích thiết kế (dáng xe), vận tốc hoạt động, điều kiện địa hình xe vận hành… mà các kích thước cụ thể sẽ được tính toán sao cho phù hợp nhất.

Chiều rộng cơ sở trước (còn gọi là vệt bánh trước)
Chiều rộng cơ sở sau (còn gọi là vệt bánh sau)
Mục đích/điều kiện vận hành

Nếu một mẫu xe được thiết kế để hoạt động trong địa hình phức tạp thì đòi hỏi phải có chiều dài cơ sở ngắn. Chiều dài cơ sở càng ngắn khiến khoảng cách của các trục tới vị trí trọng tâm xe giảm, giúp xe có độ linh hoạt cao nhờ các góc giới hạn lật ngang/dọc lớn hơn, cũng như các góc tiếp cận và góc vượt đỉnh dốc sẽ tăng lên đáng kể khi kết hợp cùng khoảng sáng gầm xe cao ráo. Tất cả mang đến những chiếc SUV “cục mịch” nhưng không hề ngán ngại bất kì loại địa hình nào.

Ford Ecosport, chiếc SUV có chiều dài cơ sở chỉ 2519 cm

Nhưng nếu xe được xác định sẽ vận hành thường xuyên ở tốc độ cao, đồng thời có những pha vào cua “gắt” thì xe cần được gia tăng chiều dài và hạ thấp độ cao gầm, khoảng cách từ các trục bánh xe tới trọng tâm xe càng xa. Kết quả là khi xe tăng hoặc giảm tốc đột ngột, momen chống lật sẽ tăng đáng kể, góp phần giúp xe bức tốc/hãm tốc vững vàng, mượt mà hơn.

Bên cạnh đó thân xe cũng sẽ ổn định hơn nhờ có trọng tâm thấp và có hệ số khí động học tốt hơn giúp tăng khả năng bám đường, vận hành ổn định. Chiều dài/rộng cơ sở lớn còn góp phần tối ưu không gian dành cho hành khách bên trong, nhất là với những dòng sedan hạng sang.

Peugeot 508 xứng đáng là chiếc xe chạy đường dài lý tưởng do sở hữu chiều dài cơ sở 2817 cm
Tỷ lệ của chiều dài cơ sở với kích thước tổng thể

Nhìn chung, những mẫu xe có tỷ lệ chiều dài cơ sở so với kích thước tổng thể càng lớn thì sẽ có không gian khoang hành khách được tận dụng tối đa, đổi lại khả năng vận hành ổn định sẽ kém đi đôi chút cũng như mất đi sự cân đối trong thiết kế tổng thể ngoại thất.

Vậy nên ta thường bắt gặp dòng xe nhỏ chuyên dùng để đi lại ở đô thị có hai trục được kéo dài và áp sát tối đa phần cản sau, trong khi những mẫu sedan lại thoải mái về kích thước tổng thể hơn nên dáng vẻ cân xứng và “thon thả” hơn.

Lấy ví dụ mẫu xe cỡ nhỏ Kia Morning có tỷ lệ chiều dài cở sở trên chiều dài tổng thể là 2385/3595 mm, đạt tỷ lệ 66,34%. Trong khi đó, đối với mẫu xe Toyota Camry, tỷ lệ này là 2775/4850 mm, đạt 57,22%.

Kia Morning SI 2016 Vs Camry 2016. Xe nhỏ đô thị Vs xe sedan chạy đường dài

huongga  08/07/2016  , tổng hợp từ kienthucxe.com


Posted

in

by

Tags: